Xác Định Hình Đức Phật Thích Ca

classic Classic list List threaded Threaded
1 message Options
Reply | Threaded
Open this post in threaded view
|

Xác Định Hình Đức Phật Thích Ca

chanhhayta
Administrator
This post was updated on .
Chào quý bạn,



Đây là bức ảnh gây ít nhiều  tranh cải có phải là hình Đức Phật Thích Ca do tôn giả Phú Lâu Na vẻ lúc Phật tròn 41 tuổi?

Bức ảnh này được Tibu đưa vào website hoasentrenda và được tôn thờ như một bảo bối.  Tibu có xác nhận dùng Cái Thấy của Thiên Nhãn và chứng nhận đây là bức ảnh của Phật Thích Ca:  http://www.hoasentrenda.org/DucTheTon/DucTheTon.htm

Cư sĩ Bình-Anson có viết bài phân tích theo tính cách  lịch sử và giới luật Phật Giáo chứng minh đây không phải là bức ảnh Phật Thích Ca:
https://thuvienhoasen.org/a29450/day-co-phai-hinh-anh-duc-phat-thich-ca-mau-ni-khong-

Tibu đưa lên bài "pháp âm" tự tranh luận bài phân tích của cư sĩ Bình-Anson vẫn theo kiểu "cả vú lấp miệng em" với lý sự cùn, chẳng có logic gì cả.  Người nghe chẳng hiểu Tibu muốn nói gì ngoài việc Tibu chửi ngược lại sự suy luận này:  https://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=20253.0

Ngoài cư sĩ Bình-Anson, còn có thầy Thông Lạc, là người được Tibu xác nhận là A La Hán cũng lên tiếng đây không phải là hình Đức Phật:
https://thuvienthaythonglac.net/thu-muc-tu-lieu/179-xac-dinh-hinh-anh-duc-phat-thich-ca-mau-ni


Sự suy luận của cư sĩ Bình-Anson và thầy Thông Lạc rất phù hợp với những điểm sau:

   -  Gương mặt giống như người Tàu, người Mông Cổ, không có vẻ là người Ấn Độ.

   -  Theo Kinh Sa Môn Quả, tỳ-khưu là những vị "Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa".  Đức Phật không thể phá qui luật có râu tóc xồm xoàm, không giống như các tỳ-khưu Phật giáo phải cạo râu tóc.

   -  Ấn Độ vào thời đức Phật chưa chế ra giấy để viết hay vẽ (giấy là do người Tàu sáng chế).

   -  Vào thời Đức Phật cho đến khoảng 500 năm sau khi Ngài nhập diệt, người Ấn Độ không có truyền thống vẽ hay tạc tượng các vị đạo sư. Để tưởng nhớ hay để tôn kính Ngài, họ chỉ nắn, tạc hoặc khắc vào đá hình bánh xe Pháp hoặc hình cây và lá bồ đề.



Tibu cho rằng cư sĩ Bình-Anson không biết gì về tâm linh chỉ dựa vào sự suy luận.  Những từ ngữ chợ búa của Tibu vẫn văng ra đều đều rất sân si khi tranh luận:  "... Đừng có nói cái hình đó là không đúng, nhất là cái mặt lai Tàu, đừng có nói như vậy, chứng tỏ là anh dốt."

Thế nhưng, thầy Thông Lạc, là người được Tibu xác nhận là A La Hán, là người có thẩm quyền về Tâm Linh cũng xác nhận đây không phải hình Đức Phật.  Thầy xác định đây là bức ảnh do người đời sau vẻ ra trong thế kỷ gần đây.

Về mặt Lịch sử và Thực tế, bức ảnh này không thể vẻ vào thời Đức Phật vì chưa có giấy viết và chưa có truyền thống vẻ hay tạc tượng các vị đạo sư thời Đức Phật.

Về mặt Tâm Linh, Cái Thấy của Tibu và Cái Thấy của thầy Thông Lạc lại khác nhau.  Không lẽ A La Hán cũng thấy sai một chuyện đơn giản như vậy?  Hay Cái Thấy của Tibu lại do Tưởng tạo ra nên chẳng đúng với thực tế lịch sử?

Về mặt cuộc đời, cách nói chuyện của Tibu như một kẻ chợ búa.

Nếu các bạn chịu khó tìm hiểu về những chuyện Tibu dùng Cái Thấy để coi một chuyện nào đó trong thế giới Thực Tế, sự thật thường rất bất ngờ.  Do Tibu sống trong hoang tưởng nhiều quá nên nói năng chẳng còn được bình thường và chẳng có tính logic mạch lạc rõ ràng.  Nhưng để phanh phui ra một sự thật có khi mất cả 10 năm, 20 năm, hoặc hơn thế nữa.  Chúc các bạn sớm tỉnh giấc.

Chánh-hay-Tà.